Ngành Kỹ Sư Xây Dựng [Top 5] Trường Đào Tạo Hàng Đầu

Trung Thực-Uy Tín-Chuyên Nghiệp

Báo giá

BÁO GIÁ THI CÔNG CẢI TẠO

BÁO GIÁ THI CÔNG CẢI TẠO

Báo giá chi tiết theo hạng mục công việc

Xem thêm

BÁO GIÁ XÂY DỰNG PHẦN THÔ

BÁO GIÁ XÂY DỰNG PHẦN THÔ

Giá chỉ từ 3.500.000 đồng/m2- 4.200.000 đồng/m2

Xem thêm

BÁO GIÁ THIẾT KẾ

BÁO GIÁ THIẾT KẾ

Giá chỉ từ 110.000 đồng/m2 - 350.000 đồng/m2

Xem thêm

BÁO GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI

BÁO GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI

Giá chỉ từ 5.300.000 đồng/m2-7.300.000 đồng/m2

Xem thêm

Ngành Kỹ Sư Xây Dựng [Top 5] Trường Đào Tạo Hàng Đầu
Ngành Kỹ Sư Xây Dựng [Top 5] Trường Đào Tạo Hàng Đầu
Ngày đăng: 17/11/2022 11:32 AM

    NGÀNH KỸ SƯ XÂY DỰNG LÀ GÌ

    Ngành kỹ sư xây dựng được đào tạo các trường đại học hiện nay là chuyên ngành đào tạo ra các kỹ sư công trình xây dựng có trách nhiệm giữ vai trò thiết kế, thi công giám sát, tính toán khối lượng, lên dự án và nghiên cứu những kỹ thuật xây dựng mới

    Để trở thành kỹ sư xây dựng, bạn cần theo học chuyên ngành xây dựng tại Đại học lớn hoặc các trường có ngành xây dựng riêng.

    Ngành kỹ sư xây dựng hiện nay đang ngay càng phát phiển. Đây cũng chính là cơ hội để phát triển của những kỹ sự xây dựng mới ra trường.

    Ngành xây dựng luôn có số lượng công việc lớn chính vì thế mà lượng người tuyển kỹ sư xây dựng cũng rất cao. Để giúp bạn đọc nắm bắt những thông tin liên quan đến ngành kỹ sư xây dựng cũng như một số tuyển kỹ sư xây dựng mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

    THAM KHẢO BÀI VIẾT:TOP 5 CÔNG TY XÂY DỰNG UY TÍN TẠI QUẬN 7

    Kiến thức của Sinh viên khi học ngành xây dựng

    Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp được nhận bằng Kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng và có đủ kiến thức lý thuyết cũng như kỹ năng thực tế để đảm nhiệm các công việc như:

    + Kỹ sư thiết kế kết cấu công trình, thiết kế và tư vấn các giải pháp kết cấu cho công trình;

    + Kỹ sư hiện trường, tổ chức, quản lý công trường, tư vấn và triển khai các biện pháp thi công, quản lý và khai thác sử dụng công trình;

    + Tư vấn giám sát, nghiệm thu, giám sát chất lượng thiết kế và thi công;

    + Tư vấn quản lý công trình xây dựng, quản lý và tư vấn quản lý tiến độ cũng như quản lý tài chính cho công trình xây dựng;

    + Tư vấn thương mại các sản phẩm xây dựng phục vụ cho nhà thầu hoặc chủ đầu tư;

    + Kỹ sư an toàn lao động, tổ chức, thiết kế, kiểm tra, giám sát hệ thống an toàn trong và ngoài công trường.

    Công việc của sinh viên ra trường sau khi học kỹ sư ngành xây dựng

    Các Kỹ sư ngành xây dựng đảm nhiệm công việc thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau, công việc của một kỹ sư xây dựng có thể chia thành ba nhóm sau:

    Kỹ sư Xây dựng làm việc ngoài công trường: Ở vị trí này, những kỹ sư sẽ đảm nhận những công việc trực tiếp ngoài hiện trường dự án, bao gồm các công tác từ thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định đến nghiệm thu các công trình xây dựng. Đây là vị trí trực tiếp can thiệp đến các dự án, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, được gọi chung là các kỹ sư hiện trường tại các doanh nghiệp, công ty xây dựng và tư vấn xây dựng; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý xây dựng như các sở, ban ngành xây dựng, các ban quản lý dự án, phòng xây dựng các quận, huyện

    Kỹ sư Xây dựng làm việc trong công xưởng: Ở vị trí này, những kỹ sư sẽ đảm trách công tác liên quan đến thiết kế, thi công, quản lý chất lượng trong các công xưởng xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng … Các vị trí quan trọng có thể kể đến như: Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, kỹ sư quản lý dây chuyền …

    Kỹ sư xây dựng làm việc trong văn phòng: Ở vị trí này, những kỹ sư sẽ đảm trách các công việc liên quan đến công tác thiết kế, dự toán và thẩm tra thiết kế các công trình xây dựng. Các thí sinh tốt nghiệp ngành Xây dựng, đặc biệt là ngành Quản lý xây dựng có thể làm việc trong các văn phòng với các vị trí như Tư vấn viên xây dựng, Chuyên viên lập dự toán, Chuyên viên thiết kế kỹ thuật, Chuyên viên thẩm tra thiết kế xây dựng tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các Viện, Cơ quan nghiên cứu hoặc các cơ sở đào tạo ngành Xây dựng.

    Ngành kỹ sư xây dựng thi khối nào

    Nắm được ngành đào tạo kỹ sư xây dựng thi khối nào sẽ giúp các bạn học sinh ôn luyện đúng trọng tâm để đạt điểm số cao. Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành kỹ sư xây dựng tại các trường Đại học - Cao đẳng bao gồm:

    • KHỐI A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học).
    • KHỐI A01 (Toán, Vật Lý, tiếng Anh).
    • KHỐI D07 (Toán, Hóa học, tiếng Anh).
    • KHỐI D29 (Toán, Vật lý, Tiếng Pháp).
    • KHỐI D01 (Toán, Văn, tiếng Anh).
    • KHỐI D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
    • KHỐI B00 (Toán, Hóa, Sinh học)
    • KHỐI C01 (Toán, Văn, Vật lý).
    • KHỐI C02 (Ngữ Văn, Toán, Hóa học).
    • KHỐI A16 (Toán học, Khoa học tự nhiên, Ngữ Văn).

    KỸ SƯ NGÀNH XÂY DỰNG  – TỐ CHẤT CẦN CÓ

    Ngành xây dựng là một ngành có tốc độ đổi mới rất cao, đòi hòi người học phát triển kỹ năng tư duy của mình, năng động, đam mê tìm tòi và thức thời với các công nghệ mới trên Thế Giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.

    Ngành này mang tính phủ sóng diện rộng nên chịu ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại tác rất nhiều, người kỹ sư ngành xây dựng cần kiên trì, nhẫn nại và có tinh thần vững vàng để ứng phó trước các sự cố hệ thống.

    Hơn hết, để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, người học cần có đam mê thật sự, có mục tiêu phấn đấu và sự quyết tâm theo đuổi công việc học tập, nghiên cứu phát triển trong dài hạn.

    Bên cạnh đó, để kịp thời cập nhật với những công nghệ mới và tiên tiến nhất đòi hỏi kỹ năng ngoại ngữ đọc viết tốt vì thông tin về chúng đều được viết bằng tiếng Anh, tiếng Đức… Mang đặc tính khối lượng công việc cao, phức tạp nên ngành kỹ sư xây dựng vừa phải phát triển khả năng nghiên cứu độc lập, vừa trau dồi kỹ năng làm việc nhóm.

    Vì thế, việc trải nghiệm trong môi trường tiếng Anh theo chuẩn quốc tế từ khi còn học tập trên ghế nhà trường sẽ tạo nền tảng tốt và điều kiện thuận lợi cho các kỹ sư tương lai thích ứng với yêu cầu công việc

    Ngành kỹ sư xây dựng nên học ở trường nào

    Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo ngành kỹ sư xây dựng. Các thí sinh có thể lựa chọn trường đại học để phù hợp với sự yêu thích, năng lực bản thân; điều kiện kinh tế gia đình…

    Công việc quan trọng trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp đều liên quan đến bàn tay của các kỹ sư xây dựng. Chính vì vậy, việc lựa chọn cơ sở đào tạo uy tín là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhằm tối đa hóa cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

    Hiện tại, ở Việt Nam có rất nhiều cơ sở uy tín đào tạo khối ngành Xây dựng đang được các vị phụ huynh, thí sinh tin tưởng lựa chọn. Khối Đại học với ngưỡng điểm thi khá cao từ 23 – 25 điểm trở lên bao gồm các trường như:

    Khu vực miền Bắc:

    1. Đại học Xây dựng Hà Nội;
    2. Đại học Kiến trúc Hà Nội;
    3. Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội;
    4. Đại học Thủy lợi;
    5. Học viện Hậu cần,
    6. Đại học Hàng hải Việt Nam…

    Khu vực miền Trung:

    1. Đại học Vinh,
    2. Đại Học Xây dựng Miền Trung,
    3. Đại học Bách Khoa Đà Nẵng…

    Khu vực miền Nam:

    1. Đại học Giao thông vận tải,
    2. Trường Đại học Mở Thành phố HCM,
    3. Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh,
    4. Đại học Bách Khoa TP HCM,
    5. Đại học Ngô Quyền…

    Kỹ sư ngành xây dựng có mức lương bao nhiêu

    I. Mức lương của kỹ sư xây dựng hiện nay

    Kỹ sư xây dựng mới ra trường: Được làm việc ở những công trình nhà cao tầng lớn nhưng với công việc chưa phải chịu nhiều áp lực như đo đạc, bóc khối lượng, nghiệm thu,...thì các doanh nghiệp sẽ mức lương khởi điểm dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

    Kỹ sư xây dựng kinh nghiệm 3 đến 5 năm thì bạn sẽ được trả mức lương từ 8 - 15 triệu đồng/tháng.

    “Nguồn internet”

    Bài viết khác

    Có nên tìm công ty để sửa nhà không?

    Có nên tìm công ty để sửa nhà không?

    Có nên tìm công ty để sửa nhà? Là câu hỏi có số lượng tìm kiếm nhiều trên Google trong thời gian gần đây. Nếu bạn cũng thắc mắc về vấn đề này có thể tham khảo các gợi ý dưới đây nhé.